Skip to main content

Cách mã hóa mật khẩu trong Kali Linux 2016.2 | Encrypt Passwords

Xin chào tất cả mọi người !

Như tất cả mọi người cũng đã biết việc mã hóa mật khẩu là vô cùng quan trọng trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay. Việc để mật khẩu một cách bình thường là vô cùng nguy hiểm.

Hôm nay tôi xin giới thiệu cho tất cả mọi người một công cụ chuyên mã hóa mật khẩu trên Kali Linux đó chính là HashCode Tool.

Việc cài đặt và sử dụng HashCode rất đơn giản, chúng ta sẽ bắt đầu luôn nào !

Bước 1:Download 

Để Download HashCode các bạn có thể tải bằng cách:


~# cd Desktop
~# git clone https://github.com/Sup3r-Us3r/HashCode.git

Sau đó chờ tải file HashCode về. File sẽ được lưu ở ngoài màn hình Desktop.

Bước 2: Cài đặt (Install)



Sau khi file đã tải xong các bạn trỏ tới file:

~# cd HashCode

Chạy 3 lệnh tiếp theo:

~# sudo chmod +x hashcode-en.py

~# sudo chmod +x hashcode-pt.py

~# sudo chmod +x hashcodegui.py

Sau khi chạy xong 3 lệnh trên vậy là việc cài đặt của chúng ta đã hoàn tất và bây giờ chúng ta hãy cùng xem bằng cách:

~# python3 hashcode-en.py

 

Đây chính là giao diện của HashCode. Chúng ta sẽ thử mã hóa 1 đoạn text sang MD5 bằng cách chọn "A" và nhập đoạn text vào:


Vậy là đã mã hóa xong đoạn text sang MD5 rồi. Các bạn có thể dùng tương tự với các cái khác.

Mong bạn thấy bài viết này hữu ích với bạn !

Comments

Popular posts from this blog

Cách sử dụng Nmap để scan Port trên Kali Linux

Port là gì ? Có rất nhiều lớp trong mô hình mạng nói chung, lớp vận chuyển đóng vai trò cung cấp các thông tin liên lạc giữa các ứng dụng hệ thống với nhau, và lớp này thì được kết nối với Port (Cổng). Một số điều lưu ý mà bạn cần biết về port - Port là một số hiệu ID cho 1 ứng dụng nào đó. - Mỗi ứng dụng chỉ có thể chạy trên một hoặc nhiều port và mang tính độc quyền, không có ứng dụng khác được chạy chung. - Chính vì tính độc quyền nên các ứng dụng có thể chỉnh sửa để cho phép chạy với một port khác. - Port cũng có phân chia làm Internal và External . - Số hiệu từ 1->65535. Một số thuật ngữ mà bạn cần nắm rõ Port: Là một địa chỉ mạng thực hiện bên trong hệ điều hành giúp phân biệt các traffic khác nhau của từng ứng dụng riêng lẻ Internet Sockets: Là một tập tin xác định địa chỉ IP gắn kết với port, nhằm để xử lý dữ liệu như các giao thức. Binding: Là quá trình mà một ứng dụng hoặc dịch vụ (service) sử dụng Internet Sockets để xử lý nhập và xuất các dữ liệu ...

Sử dụng react-bootstrap-table trong ReactJS

Xin chào các bạn ! Hôm nay mình xin giới thiệu các bạn về một library của JS đó chính là react-bootstrap-table. Như cái tên đã nói lên tất cả công việc của nó là gì rồi nhỉ, haha. Về mặt cá nhân mình thì thấy nó khá hay trong việc xây dựng lên 1 hệ thống các table với tốc độ phải nói là "Quá nhanh quá nguy hiểm".  Không nói nhiều nữa bắt đầu thôi nào ! Các bạn có thể xem qua nó tại địa chỉ của nó tại github:  https://github.com/AllenFang/react-bootstrap-table Về cơ bản tài liệu của nó cũng rất dễ để sử dụng, các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của nó là đã có thể tự mình tạo ra được rồi. :) Để sử dụng library này kết hợp với ReactJS   thì tất nhiên các bạn phải install React trước rồi, sau đó các bạn download library react-bootstrap-table về bằng cách download file zip hoặc sử dụng git như sau: $ git clone https://github.com/AllenFang/react-bootstrap-table.git $ cd react-bootstrap-table $ npm install Sau đó chỉ cần npm start là đã có thể xem được các ví dụ củ...