Skip to main content

Hướng dẫn cài LibreOffice trên Kali Linux

Xin chào mọi người !

Một số bạn không biết cài bộ công cụ văn phòng nào cho máy tính cài HĐH Kali Linux.
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cài  LibreOffice trên Kali Linux. Nó giống như bộ Office của Microsoft và trên thực tế thì không bằng Microsoft được đâu.



Việc cài đặt bộ Office này khá là đơn giản.

Đầu tiên để cài thì bạn hãy tải LibreOffice phù hợp với phiên bản của máy tính đang sử dụng. Như của mình hiện tại là phiên bản LibreOffice_5.2.4

+ Link Download (Download)

Hãy tải phiên bản mới nhất có đuôi *.deb cho dễ cài đặt.

Sau khi tải xong có 2 cách để các bạn cài đặt nó:

+ Cách 1:

Sử dụng phần mềm Gdebi để cài đặt các file *.deb một cách dễ dàng. Tuy nhiên rất hay bị lỗi và không cài đặt được.

+ Cách 2: (Nên theo cách này)

1- Giải nén file LibreOffice ra.

2- Mở Terminal ra gõ:

  ~# cd Downloads

Các bạn có thể dùng lệnh ls để biết chính xác tên thư mục của mình và copy paste cho chuẩn. Tiếp sau đó thì gõ:

  ~# cd LibreOffice_5.2.4_Linux_x86_deb

Truy cập vào file Office vừa giải nén:

  ~# cd LibreOffice_5.2.4.2_Linux_x86_deb

Tiếp sau đó gõ tiếp:

  ~# cd DEBS

Và cuối cùng chúng ta chỉ cần gõ:

  ~# dpkg -i *.deb

Lệnh trên có ý nghĩa cài đặt tất cả các file .deb trong thư mục.



Chờ cho đễn khi nó được hoàn thành. Việc cài đặt nó cũng khá là đơn giản như vậy thôi. Như vậy là các bạn đã cài đặt thành công bộ công cụ LibreOffice của Kali Linux.

Đây chính là giao diện khi chúng ta cài đặt xong nó:


Các bạn có thể thấy các công cụ trong bộ Office này như:

- Writer Document
- Calc Spreadsheet
- Impress Presentation
- Draw Drawing
- Math Formula
- Base Database


Các bạn hãy thử mở và trải nghiệm nó xem thử sao. Liệu nó có tốt bằng bộ Office của Microsoft hay không.

Hy vọng các bạn thấy bài viết này hữu ích ! Nếu có gì thắc mắc hãy comment bên dưới bài viết này.

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG !

Comments

  1. mình cài xong rồi mở kích vào word hay các mục gì trong libreoffice đều không chạy lên được. bạn chỉ mính với. thank you

    ReplyDelete
  2. phiên bản của mình là I686 mình downloads là LibreOffice_5.3.3_Linux_x86_deb.tar.gz

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn vào Gr để trao đổi thêm nhá: https://www.facebook.com/groups/156085611518033/

      Delete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Hướng dẫn cài đặt Python 3 trên Kali Linux - How to install Python 3 on Kali Linux

Xin chào tất cả mọi người, Python là một ngôn ngữ lập trình có thế nói là vô cùng "báo đạo" trong giới lập trình ngày nay. Với các phiên bản của Kali Linux mặc định sẽ là python 2.x.x. Tuy nhiên để đuổi kịp theo thời đại, thì Python đã nâng cấp lên phiên bản Python  3 cũng khá lâu rồi. Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn cài đặt Python 3 1 cách rất là simple trên Kali Linux. Ở đây mình hướng dẫn cài đặt Python 3.3.2. Bước 1 : Mở Terminal và copy đoạn mã sau: wget http://python.org/ftp/python/3.3.2/Python-3.3.2.tgz && tar -xvf Python-3.3.2.tgz Bước 2: Tiếp tục gõ: 2.a :  cd Python-3.3.2 2.b: ./configure 2.c: make 2.d: sudo make altinstall Sau khi cài đặt xong để có thể sử dụng bạn phải gõ python3 để chạy, còn không mặc định sẽ là phiên bản Python 2 cũ kia. Chỉ với các bước đơn giản như trên là bạn đã cài đặt thành công Python 3 trên Kali Linux. Quá đơn giản phải không nào. Chúc bạn thành công !

Cách sử dụng Nmap để scan Port trên Kali Linux

Port là gì ? Có rất nhiều lớp trong mô hình mạng nói chung, lớp vận chuyển đóng vai trò cung cấp các thông tin liên lạc giữa các ứng dụng hệ thống với nhau, và lớp này thì được kết nối với Port (Cổng). Một số điều lưu ý mà bạn cần biết về port - Port là một số hiệu ID cho 1 ứng dụng nào đó. - Mỗi ứng dụng chỉ có thể chạy trên một hoặc nhiều port và mang tính độc quyền, không có ứng dụng khác được chạy chung. - Chính vì tính độc quyền nên các ứng dụng có thể chỉnh sửa để cho phép chạy với một port khác. - Port cũng có phân chia làm Internal và External . - Số hiệu từ 1->65535. Một số thuật ngữ mà bạn cần nắm rõ Port: Là một địa chỉ mạng thực hiện bên trong hệ điều hành giúp phân biệt các traffic khác nhau của từng ứng dụng riêng lẻ Internet Sockets: Là một tập tin xác định địa chỉ IP gắn kết với port, nhằm để xử lý dữ liệu như các giao thức. Binding: Là quá trình mà một ứng dụng hoặc dịch vụ (service) sử dụng Internet Sockets để xử lý nhập và xuất các dữ liệu